06 chỉ số kinh tế quan trọng theo dõi Mỹ

Trong giai đoạn này, mọi người đang quan ngại nhiều nhất về suy thoái, ở đây chúng tôi chia sẻ lại các chỉ số kinh tế cơ bản mà nhiều chuyên gia/nhà đầu tư sử dụng để theo dõi và dự đoán các dấu hiệu về khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ, kiến thức này được tự tổng hợp và ứng dụng mong mọi người góp ý thêm:

Các chỉ số kinh tế quan trọng

  • Nhóm chỉ số GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp: GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) là chỉ số quan trọng nhất để đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP dương cho thấy nền kinh tế phát triển, trong khi tăng trưởng âm nhiều quý liên tiếp có thể ám chỉ một cuộc suy thoái. Lạm phát đo lường mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng theo thời gian. Một mức lạm phát quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây rủi ro cho nền kinh tế. Lạm phát cao thường dẫn đến việc FED tăng lãi suất, trong khi lạm phát thấp hoặc giảm phát có thể khiến FED nới lỏng chính sách tiền tệ. Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh mức độ ổn định của thị trường lao động. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, đặc biệt là trong bối cảnh GDP suy giảm, đây thường là dấu hiệu cảnh báo về suy thoái kinh tế.
  • Chỉ số FFR Upon (Federal Funds Rate - Lãi suất quỹ liên bang): Đây là lãi suất liên bang do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định. FFR ảnh hưởng đến lãi suất cho vay ngắn hạn, tín dụng tiêu dùng và đầu tư. Khi nền kinh tế chậm lại, FED thường hạ lãi suất để khuyến khích chi tiêu và đầu tư, trong khi khi lạm phát cao hoặc nền kinh tế quá nóng, họ sẽ tăng lãi suất để làm nguội nền kinh tế.
  • Chỉ số VIX (Volatility Index - Chỉ số biến động): VIX được gọi là “chỉ số sợ hãi” và đo lường kỳ vọng về sự biến động của thị trường chứng khoán. Khi VIX tăng cao, nó biểu hiện sự lo lắng của nhà đầu tư về rủi ro kinh tế hoặc biến động thị trường.
  • Chỉ số đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ: Đường cong lợi suất thể hiện sự khác biệt giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn của trái phiếu chính phủ. Khi đường cong lợi suất đảo ngược (lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn trái phiếu dài hạn), đây thường là dấu hiệu cảnh báo suy thoái kinh tế.


Dựa trên các tiêu chí đó mình xem xét với tình hình hiện tại :

Rõ ràng, tăng trưởng thực của GDP Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng. Điều này khiến khả năng cao FED sẽ phải cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới vào thứ 5 để hỗ trợ nền kinh tế. Câu hỏi lớn đặt ra là: họ sẽ giảm bao nhiêu? 0,25%, 0,5%, hay thậm chí 0,75%, như đề xuất của E. Warren gửi đến Jerome Powell?

Một sự thật thú vị: lần gần nhất FED cắt giảm lãi suất 0,5% là vào tháng 6/2006, từ 5,25% xuống 4,75% vào tháng 9/2007, ngay trước khi suy thoái lớn diễn ra.

Hiện tại, câu chuyện về khả năng suy thoái vẫn còn chưa rõ ràng. Chúng ta sẽ phải đợi đến quyết định của FED vào thứ 5 và theo dõi cách các chỉ số như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và CPI thay đổi sau đó. Ngoài ra, việc đường cong lợi suất gần đây dần ổn định là một tín hiệu lạc quan, cho thấy thị trường có thể đang hướng tới trạng thái cân bằng hơn. Vậy quan điểm của mọi người thì sao? Liệu FED sẽ cắt giảm lãi suất bao nhiêu, và các chỉ số kinh tế có thực sự cải thiện theo hướng mà FED kỳ vọng không?

Đi sâu hơn một chút, chúng ta thử cùng xem xét các chỉ số trên với các lần suy thoái, hạ cánh cứng/mềm trong quá khứ:

Sự chậm lại của GDP và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng:

Một ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa GDP suy giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao có thể được nhìn thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP thực (YoY) bắt đầu giảm từ quý 4 năm 2007 xuống 2,13% từ 2,37% trong quý 3 và chạm đáy với mức giảm (-3,98%) trong quý 2 năm 2009. Song song với đó, tỷ lệ thất nghiệp từ mức quanh 5% vào giai đoạn 1/2006-12/2007 đã bắt đầu tăng lên, đạt đỉnh 10% vào tháng 10/2009, khi các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để đối phó với khủng hoảng.

FED và lãi suất quỹ liên bang (FFR Upon):

  • Trong suốt giai đoạn thắt chặt tiền tệ của những năm 1970, để chống lại lạm phát tăng cao, FED đã tăng mạnh lãi suất quỹ liên bang, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và kinh tế rơi vào suy thoái. Cụ thể, vào năm 1981, lãi suất quỹ liên bang đạt đỉnh gần 20% vào tháng 6, khiến hoạt động kinh doanh giảm sút mạnh mẽ.
  • Tuy nhiên, đến đầu thập niên 2000, khi nền kinh tế đối mặt với hậu quả của bong bóng dot-com, FED đã giảm lãi suất từ 6,5% vào tháng 11 năm 2000 xuống còn 1,75% vào cuối tháng 1 năm 2002 để kích thích tăng trưởng. Điều này giúp nền kinh tế phục hồi nhưng cũng góp phần tạo điều kiện cho bong bóng nhà đất, cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính 2008. Bài học từ các giai đoạn trước cho thấy việc hạ lãi suất có thể hỗ trợ ngắn hạn nhưng cũng cần thận trọng để tránh gây ra bong bóng tài sản trong dài hạn.

Chỉ số VIX và lo ngại suy thoái:

  • Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ số VIX tăng đột biến, đạt đỉnh trên quanh 70-80 vào tháng 10-11 2008, phản ánh mức độ hoảng loạn của các nhà đầu tư. Thị trường tài chính bất ổn kéo dài cho đến khi các biện pháp can thiệp mạnh tay từ chính phủ và FED như gói kích thích tài chính và hạ lãi suất xuống mức gần 0 bắt đầu phát huy hiệu quả.
  • Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, chỉ số VIX cũng nhảy vọt lên mức hơn 80 vào tháng 3, khi thị trường phản ứng mạnh mẽ trước tình hình bất ổn kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Sau đó, với việc FED nhanh chóng áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng và chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ tài khóa lớn, chỉ số VIX đã dần hạ nhiệt.
  • Trong bối cảnh hiện tại, mặc dù chỉ số VIX không cao như các giai đoạn khủng hoảng lớn trước đây, nó vẫn tăng nhẹ, cho thấy nhà đầu tư đang có lo ngại nhất định về khả năng suy thoái kinh tế trong tương lai gần.

Đường cong lợi suất và tín hiệu suy thoái:

  • Trong quá khứ, mỗi khi đường cong lợi suất đảo ngược, nền kinh tế Mỹ thường rơi vào suy thoái sau đó khoảng 6-18 tháng. Ví dụ, đường cong lợi suất đảo ngược vào năm 2006, cảnh báo trước về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
    Gần đây, vào năm 2022, đường cong lợi suất đã một lần nữa đảo ngược, khiến nhiều nhà kinh tế cảnh báo về khả năng suy thoái trong tương lai gần. Tuy nhiên, đến nay, đường cong này đã bắt đầu ổn định trở lại, cho thấy một dấu hiệu tích cực rằng thị trường có thể đang chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục. Nhưng chúng ta vẫn cần theo dõi sát sao vì việc đảo ngược đường cong lợi suất thường là một trong những chỉ số mạnh cảnh báo về suy thoái kinh tế.
  • Nhìn chung, hiện tại, mặc dù có nhiều dấu hiệu cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ như: (1) Tăng trưởng GDP chậm lại, (2) Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và (3) Lãi suất quỹ liên bang có khả năng giảm cao, nhưng vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Quyết định của FED sắp tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng nền kinh tế. Ngoài ra, sự ổn định của đường cong lợi suất có thể là tín hiệu tích cực hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, cùng chờ xem liệu rằng FED sẽ giảm 0,25% hay 0,5% theo các đồn đoán gần đây trên thị trường!!!
Chia sẻ trên:

Cùng chủ đề