Thảo luận
HẠ CÁNH CỨNG HAY MỀM, VẤN ĐỀ NẰM Ở MÁY BAY HAY CƠ TRƯỞNG ?

HẠ CÁNH CỨNG HAY MỀM, VẤN ĐỀ NẰM Ở MÁY BAY HAY CƠ TRƯỞNG ?

YOUTUBE: https://youtu.be/k-YfJiul--U?si=BA72G33uPIab8Lxr

Chủ đề này tôi thấy bàn luận từ cuối năm ngoái khi mọi người cho rằng FED sẽ hạ lãi suất ngay Q1, rồi Q2 và bây giờ là Q3.

Nói chung là giới đầu tư chia làm 2 phe với chuỗi logic như sau

Hạ cánh cứng: Kinh tế Mỹ suy thoái, Chính sách tiền tệ sẽ hạ lãi suất nhanh, tác động mạnh và tiêu cực đến thị trường tài chính Mỹ, thế giới và Việt Nam.

Hạ cánh mềm ngược lại

Chủ đề này thì anh Báu có một bài viết về một kịch bản và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi 😉 có lẽ mọi người khá e ngại với kịch bản chứng khoán băng hà nên quên mất rằng Báu có 2 kịch bản dự định viết 😉.

Quan điểm của tôi thì chúng ta cần phải làm rõ ai sẽ thực sự là người quyết định việc hạ cánh của một chiếc máy bay.

1- Tình trạng của chiếc máy bay: máy bay có thể sắp hết xăng thì hạ cánh càng nhanh càng tốt chứ sao?

 

2- Trình độ của cơ trưởng: Máy bay vẫn tốt, hai động cơ sản xuất và tiêu dùng vẫn ổn nhưng cơ trưởng ít giờ bay thì hạ cánh nhanh có thể làm các hành khách ngất ngây.

Buổi thảo luận trong chương trình lần này nhằm làm rõ mấy điểm mà tôi nghĩ là quan trọng hơn việc đoán sẽ hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm để mà tranh luận

1- Làm rõ khái niệm hạ cánh cứng, mềm?

 

2- Nhìn vào đâu để có thể biết được máy bay có vấn đề hay không? Đặc biệt sau thời kì COVID thì các màn hình cảnh báo giờ chạy bằng AI sẽ khác rất nhiều các hướng dẫn bay truyền thống như Sahm Rules hay Inverted Yield Curve.

 

3- Cứng hay mềm thì tôi nên làm gì với tài sản đầu tư của tôi tại Việt Nam

Mình thì nghĩ việc chúng ta quản trị được duy nhât đó là câu hỏi số 3 😉

Quan trọng nhất là có dù hay không, hạ cánh kiểu gì cũng không quan tâm 😉

 

Chia sẻ trên:

Cùng chủ đề