Kiến thức
Bạn đã thực sự hiểu hết về xu hướng DeFi mới này?

#Orderbook off-chain, settlement on-chain

Lưu ý: Bài viết chỉ dựa trên quan điểm cá nhân của người viết, nếu có sai xót xin nhận gạch đá xây penthouse trên Đà Lạt.

Oke không dài dòng nữa, cùng bắt đầu ngay thôi nhé.

#Orderbook là gì? Tại sao lại có khái niệm Orderbook on-chain và off-chain?

Orderbook là tập hợp các lệnh mua và bán trong cùng một sàn giao dịch, với sàn giao dịch như Binance và Bybit thì đây là thành phần được quản lý bởi sàn giao dịch tập trung CEX (Centralize Exchange).

Orderbook fully onchain là những hoạt động mua và bán hay thậm chí là khớp lệnh sẽ được thực hiện trên blockchain, những lệnh này sẽ được thực hiện và xử lý logic mà không cần phải bị can thiệp bởi các thực thể tập trung (đoạn này là các validator), tất cả giao dịch sẽ minh bạch và ghi lại trên blockchain.

Điều này sẽ giúp cho các giao dịch có tính bảo mật cao hơn, có khả năng chống lại sự can thiệp và thao túng bởi bên thứ 3.

## Về ưu điểm và nhược điểm của fully onchain đối với Orderbook

*Ưu điểm

- Minh bạch: Vì được ghi nhận toàn bộ thông tin trên blockchain nên người dùng hoàn toàn có thể kiểm tra và truy cập mọi thông tin liên quan đến giao dịch.

- Trustless: Vì không cần phải nhờ đến bên trung gian, không cần phải nhờ đến giao dịch tập trung, bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát được toàn bộ các giao dịch của mình.

- Chống sự thao túng: Việc giao dịch trên chuỗi giúp bạn loại bỏ hoàn toàn sự thao túng thường hay xảy ra ở các sàn giao dịch tập trung.

 

*Nhược điểm*

- Tốc độ xử lý: Vì phải ghi nhận tất cả giao dịch trên onchain nên các lệnh sẽ thường chậm hơn so với các lệnh trên sàn giao dịch tập trung.

- Chi phí: Do quá trình ghi lại dữ liệu lên Blockchain nên các giao dịch thường sẽ chịu một khoản phí nhỏ để thực hiện và ghi lại giao dịch lên các block.

- Khả năng mở rộng: Trong quá trình vận hành, bạn sẽ thấy các blockchain đôi khi gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng và các giao dịch bị xử lý chậm hơn bình thường.

***Oke đã cùng tìm hiểu rõ như thế nào là Orderbook cũng như là Orderbook Fully On-chain rồi thì tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về Settlement onchain nhé.***

Settlement là quá trình hoàn tất và ghi nhận trên chuỗi sau khi các giao dịch của người mua và người bán thực hiện thành công. Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình giao dịch, thường sẽ xảy ra sau khi tài sản kỹ thuật số của bạn được chuyển từ bên mua sang bên bán và ngược lại.

*Phương thức hoạt động của Settlement onchain*

Khớp lệnh(Off-chain or On-chain): Đầu tiên, các lệnh mua và bán sẽ được khớp lệnh với nhau, thông qua cơ chế AMM (Automated Market Maker) hoặc thông qua sổ lệnh Orderbook, điều đặc biệt là quy trình này sẽ được thực hiện on-chain và off-chain.

Xác nhận và thực thi (Onchain): Sau khi xác nhận mua và bán, quá trình thanh toán sẽ được tiến hành và thực hiện trên blockchain, quá trình này cũng sẽ được ghi lại trên blockchain và settlement cũng đảm bảo tính minh bạch và công khai, không ai có thể thay đổi được.

 

*Tại sao Settlement quan trọng đến vậy?**

Câu hỏi này hay, để viết lại giải thích cho dễ hiểu nhé

**Đầu tiên là minh bạch:** *Vì các giao dịch sẽ được ghi nhận trên chuỗi, việc che giấu gần như là không thể khi các thông tin đều được kiểm tra công khai.*

**Tiếp theo là An toàn:** *Giao dịch sẽ được bảo vệ bằng mã háo và các nguyên tắc bảo mật của blockchain, giảm thiểu rủi ro tấn công và can thiệp từ bên thứ 3.*

**Chống gian lận:** *Settlement giúp ngăn chặn những tình trạng giả mạo giao dịch, chỉ có những giao dịch được ghi nhận trên chuỗi mới được xem là giao dịch đã hoàn tất.*

Tính phi tập trung: *Vì không có sự can thiệp của các dịch vụ tập trung hay các sàn giao dịch nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm là các giao dịch của mình đều được giải quyết và ghi nhận trên blockchain.*

Sự khác biệt của Settlement onchain và offchain như thế nào?

- Settlement On-chain:

- Các giao dịch được ghi nhận trên blockchain

- Mang lại tính minh bạch và an toàn

- Có khả năng gặp vấn đề về tốc độ xử lý và chi phí giao dịch

- Settlement Off-chain:

- Quy trình diễn ra ngoài blockchain

- Thực hiện qua một hệ thống tập trung

- Tốc độ xử lỳ nhanh hơn và chi phí rẻ hơn

- Tính an toàn và minh bạch đều phụ thuộc vào bên thứ 3

*Nhược điểm của Settlement*

Nói về ưu điểm của nó thì cũng không nên bỏ qua nhược điểm của tính năng này nhỉ:

Tốc độ: Về vấn đề này thì khi đưa dữ liệu lên trên chuỗi, nó sẽ bị chậm hơn nhiều so với các sàn giao dịch do vấn đề ghi nhận và xác thực trên các chuỗi blockchain.

Phí giao dịch cao: Trên các blockchhain có chi phí cao như Ethereum, việc để settlement thực hiện ghi các giao dịch lên trên chuỗi có thể tốn kém nhiều chi phí

Khả năng bị tắc nghẽn: Khi nhiều giao dịch thực hiện cùng một lúc, các giao dịch onchain có thể bị chậm trễn và phản hồi thông tin chậm hơn bình thường.

Tóm tắt lại bài viết chúng ta biết được:

Với Orderbook Fully Onchain, đây là một giải pháp hữu ích đối với các sàn DEX trong việc nâng cao khả năng minh bạch về thông tin cũng như tính bảo mật mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba

Với Settlement Onchain, là một yếu tố quan trọng trong các giao dịch DeFi và Crypto, giúp nâng cao tính minh bạch, bảo mật mà không cần bên thứ 3 nhưng đồng thời cũng nên giải quyết triệt để tốc độ giao dịch và chi phí thực hiện giao dịch để nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Trên đây là toàn bộ quan điểm của mình về Orderbook Fully Onchain cũng như về Settlement Onchain và điểm quan trọng của nó trong quá trình vận hành trên không gian DeFi

Ở phần tiếp theo, mình sẽ nói rõ hơn về các dự án sử dụng 2 tính năng này cũng như ưu và nhược điểm của các dự án nhé.

Chia sẻ trên:

Cùng chủ đề