CẨN TRỌNG VỚI CÁC CHAO ĐẢO NGẮN HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG

DỮ LIỆU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG MỸ CUỐI TUẦN, BÀI PHÁT BIỂU CỦA THỐNG ĐỐC WALLER VÀ TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA FED VÀ BOJ

Hiện tại triển vọng đảo ngược chính sách của FED đã phản ánh vào đà tăng của thị trường thời gian qua (khi VN nghỉ lễ) chứng khoán Mỹ đã tăng vượt đỉnh và châu Á cũng tăng mạnh, điều này cũng đã được nói đến như một hàm ý khẳng định trong tiêu đề của bài phát biểu thống đốc Waller vào tối thứ 6:”the time has come”. Khi tin tốt đã được phản ánh hết vào đà tăng của thị trường thì cái thị trường cần để duy trì đà tăng là tin phải tốt nữa, tốt hơn, cụ thể là mức độ cắt giảm là bao nhiêu. Nếu mức độ cắt giảm kém hơn kì vọng thì lại là yếu tố tiêu cực cho thị trường.

Để dự đoán mức độ cắt giảm có thể tham khảo 3 nguồn:”dữ liệu kinh tế Mỹ (lagging indicator), thanh khoản đồng dola (coincident indicator) và phát biểu của quan chức FED (text data).

Lagging indicator: bao gồm dữ liệu thị trường lao động việc làm và thu nhập của Mỹ. Thứ 6 vừa qua các dữ liệu thị trường lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn vững hơn so với kì vọng, cụ thể là bảng lương phi nông nghiệp tăng 142.000 so với dự báo 120.000, mức tăng mạnh hơn dự báo, thu nhập trung bình theo giờ của người dân Mỹ tăng 3.8% YoY, tăng mạnh hơn dự báo và tỷ lệ thất nghiệp co hẹp xuống từ 4.3% về 4.2%.

ð Giới đầu tư mong muốn chứng kiến mức suy giảm mạnh hơn trên thị trường lao động Mỹ để tạo động lực cho FED cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn. Với việc đồng dola bật ngược trở lại từ ngưỡng hỗ trợ cứng hình thành trong 3 năm và thị trường chứng khoán giảm, thị trường đang kì vọng rằng cắt giảm lãi suất trong kì họp tới là có xảy ra nhưng mức cắt giảm là không nhiều.

Trong tuần giao dịch tới dữ liệu CPI và CPI lõi tháng 8 của Mỹ cũng sẽ là gợi ý cho hành động của FED tuần sau nữa (18/9) và thị trường sẽ phản ứng mạnh mẽ trước vào thứ 4 tuần này.

Coincident indicator: có thể thấy ở thanh khoản dola thông qua các Resever Repo (các cam kết mua lại đảo ngược), chúng có cơ chế hoạt động gần giống như thị trường t-bill và OMO, cung cấp thanh khoản đồng dola.

Qúa trình QE (nới lỏng) hay QT (thắt chặt) luôn bao gồm chất (tăng/giảm lãi suất) và lượng (cung ra nhiều/ít tiền) chứ không chỉ là tăng hay giảm lãi suất. Mặc dù thanh khoản của các R – Repo giảm liên tục từ tháng 5 2023, nhưng đến hiện tại mức giảm đã chững lại, điều này có thể khiến quá trình đảo ngược việc mua vào lại các chứng khoán và cung lượng dola ra ngoài của FED chậm hơn rất nhiều, trong khi có thể dola sẽ rẻ hơn trong dài hạn. Hệ quả là trong quá trình nới lỏng trở lại và bình thường hóa thì các quốc gia cần nhiều ngoại tệ như VN có thể gặp căng thẳng thanh khoản dola tại 1 vài thời điểm, dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán, nhưng hiện tại ngắn hạn thì chưa.

Text Data: là các phát biểu của quan chức FED, trong bài phát biểu của ông Waller cuối tuần vừa qua ông không đề cập đến mức độ cắt giảm. Về triển vọng kinh tế, ông phủ nhận các tín hiệu suy yếu từ các chỉ báo như đường cong lợi suất đảo ngược, đường cong Phillips, quy tắc Sahm, từ đó khẳng định kinh tế Mỹ vẫn vững. Về chính sách tiền tệ, đại diện cho FED, thống đốc Waller phát biểu đã đến lúc hạ thấp phạm vi lãi suất (cắt giảm lãi suất), tốc độ cắt giảm sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới. Vì vậy giới đầu tư sẽ hướng đến các dữ liệu kinh tế ảnh hưởng nhiều đến quyết định lãi suất.

Từ nay cho đến cuộc họp vào 18/09 thì có CPI và CPI lõi vào tối thứ 4, kì vọng lạm phát của đại học Michigan vào thứ 6, bản cân đối của FED, số dư ngân sách liên bang và đấu giá trái phiếu 30 năm cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định về tốc độ hạ lãi suất.

Bên cạnh rủi ro từ tốc độ hạ lãi suất và quá trình dừng hút tiền thông qua bán ra trái phiếu từ FED thì rủi ro tiếp theo cần cẩn trọng đến từ quyết định của NHTW Nhật Bản BOJ vào ngày 20/09 tức thứ 6 tuần sau nữa.

Tuần vừa qua thì đồng Yên Nhật đã có mức tăng vượt đỉnh và hệ quả là chứng khoán châu Á cùng thị trường coin giảm sâu. Như đề cập trong bài viết trước đó của tôi, tôi hướng đến lưu ý rằng sau khi chính phủ Nhật xoa dịu các rung chuyển từ thị trường toàn cầu do các vị thế rủi ro liên quan đến carry trade bị callmargin, giới đầu tư lại nhờn với các rủi ro này, số lượng các vị thế carry bằng đồng Yên tăng mạnh trở lại, thậm chí thực hiện carry với cả đồng dola với triển vọng hạ lãi suất. Đây là rủi ro rất lớn khi xuất hiện các đợt callmargin hiệp 2 liên quan đến các vị thế carry trade này và dĩ nhiên sẽ gây nên các rung chuyển trên thị trường tài chính.

Thị trường trong nước thì vĩ mô tiền tệ thời gian qua lại khá ổn định khi thị trường ngoại tệ giảm giá từ thị trường niêm yết đến chợ đen. NHNN đã tận dụng đợt giảm giá dola để nhanh chóng mua lại lượng ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại bù đắp cho lượng ngoại tệ cung ứng ra thị trường giai đoạn trước. Tuy nhiên tôi đánh giá hành động này chỉ mang tính chất tâm lí do việc cung ứng tác động nhiều đến cân nguồn của các ngân hàng thương mại là chính, hơn nữa giá giao ngay của dola chào mua giảm không nhiều và thời lượng chào mua chỉ trong 1 buổi sáng.

Tiền đề cho đợt tăng giá cuối năm của thị trường đến từ lượng kiều hối, FDI và xuất khẩu ròng dồi dào, trong khi hệ thống khả năng sẽ không có nhu cầu quá lớn về thanh khoản dola là tiền đề để chúng ta kì vọng một đợt đảo chiều dòng vốn ngoại trên thị trường, margin bơm ra thị trường cũng sẽ dồi dào hơn, tất cả là cơ sở để kì vọng cho sóng lên cuối năm.

Tuy nhiên trong ngắn hạn yếu tố về kĩ thuật chưa ủng hộ cho một nhịp lên. Trong suốt 5 tháng qua thanh khoản thị trường liên tục suy giảm và nó đòi hỏi thị trường cần phải lùi lại các ngưỡng thấp hơn để thu hút lực cầu. Xét về ngắn hạn, gap giảm bên trên được tạo ra vào ngày 04/09 và thị trường đã nỗ lực kiểm nghiệm lại nhưng thất bại vào ngày 05/09 sau đó đã khiến vùng 1.280 trở thành ngưỡng cản lớn. Đồ thị nhiều dòng cổ phiếu như chứng khoán, thép cho thấy thanh khoản suy giảm và nhiều khả năng sẽ tiếp tục quay lại pha giảm. Kết hợp thêm các rủi ro từ vĩ mô thế giới nêu trên thì thị trường sẽ tiếp tục khó khăn từ nay cho đến cuối tháng 9. Vì vậy nhà đầu tư cần quản trị danh mục thật vững trong giai đoạn hiện tại để còn nguồn lực cho giai đoạn cuối năm.

 

 

 


 

Chia sẻ trên:

Cùng chủ đề