Kiến thức
Pendle và cơ chế Tài chính theo thời gian. Bạn đã biết gì về dự án này?

Hôm bữa rảnh rỗi lên Pendle soi mấy kèo stake để đi farm airdrop, thấy có rất nhiều dự án boost điểm thông qua dự án này, nên rảnh rỗi đi xem con này có cơ chế gì đặc biệt mà thu hút nhiều dự án partner đến vậy. Nên là hôm nay đọc thử con này có gì hay không rồi viết lại để dễ hiểu hơn.

 

Lưu ý: Bài viết chỉ xuất phát từ góc nhìn cá nhân, nếu có sai xót thì xin nhận gạch đá.

 

Oke không dài dòng nữa, bắt đầu thôi

 

Pendle là gì?

Pendle là một dự án DeFi khá thú vị khi đã áp dụng mô hình tài chính truyền thống vào không gian DeFi. Cụ thể hơn, dự án đã thêm 2 cơ chế mới vào trong giao thức của mình bao gồm:
Trái phiếu có lãi suất cố định (Zero - Coupon Bonds): Đây được xem như một hình thức trái phiếu không trả lãi định kỳ, thay vào đó bạn sẽ được mua với giá chiết khấu và trả lại toàn bộ giá trị danh nghĩa tại thời điểm đáo hạn.
Pendle áp dụng cơ chế của TradFi (Traditional Finance: Tài chính truyền thống) vào giao thức của mình theo 2 thành phần gồm:

 

Principal Token (PT): Phần giá trị gốc của token, tức là giá trị tương đương với số tiền gốc ban đầu bạn gửi vào giao thức.


Yield Token(YT): Phần lợi nhuận kỳ vọng theo thời gian bạn gửi vào giao thức, tức là số tiền này sẽ là Yield của giao thức gửi trả cho bạn.

Thị trường phái sinh theo thời gian(Time-Derivative Market):

Thị trường phái sinh được dùng để phòng ngừa rủi ro và tận dụng biến động của giá tài sản trong tương lai.Pendle áp dụng cơ chế này để hình thành nên sản phẩm của mình với cơ chế độc đáo, người dùng hoàn toàn có thể bán đi phần YT để thu về lợi nhuận được kỳ vọng trong tương lai về túi của mình.⇒ Tạo nên một sự độc đáo khi giúp người dùng hoàn toàn có thể bán được phần lợi tức của mình trong tương lai nhưng vẫn giữ được phần tiền gốc của mình trên Pendle.

 

Zero-Coupon Bonds, Time-Derivative Market và cách hoạt động trên Pendle

 

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm của Zero-Coupon Bonds và cách thức hoạt động của nó trong TradFi nhé.


Zero-Coupon Bonds: Là trái phiếu sẽ được bán với giá chiết khấu thấp hơn giá trị trường và tất nhiên là sẽ không được trả lãi định kỳ, chi khi đến lúc đáo hạn, bạn mới có thể lấy về cả gốc lẫn lãi của bạn.


Ví dụ đơn giản: Hãy tưởng tượng bạn đang cầm 500K USD, bạn mua một lô trái phiếu đang được bán chiết khấu với giá 450K USD, sau 5 năm, giá của chúng tăng lên 550K, bạn lãi được 100K nhưng phải đợi hết 5 năm bạn mới có thể nhận được khoản sinh lời đấy.


Time-Derivative Market: Đây là những sản phẩm tài chính phụ thuộc vào thời gian, cụ thể hơn là giá trị của chúng trong tương lai. Các sản phẩm tài chính này sẽ bao gồm là Options Contracts và Futures Contracts.Options Contracts: Bao gồm các hợp đồng cho phép bạn mua bán tài sản trong tương lai nhưng không bắt buộc phải thực hiện giao dịch.


Futures Contracts: Là một dạng hợp đồng mua bán một tài sản vào một thời điểm cố định trong tương lai với giá đã định trước đó.


Phần này mình không lấy ví dụ vì anh em đã quen thuộc hết mấy kiểu này rồi(Cụ thể hơn là đã nhận được cái mail yêu thương vì đã ủng hộ khoản đầu tư của bạn cho sự phát triển của các CEX -))))) và tất nhiên là không fake SaO kÊ )

 

Đối với Pendle thì cơ chế này sẽ áp dụng như thế nào?

 

Pendle cho phép tạo ra một thị trường phái sinh cho lợi nhuận, tương tự như cách hoạt động truyền thống của thị trường tài chính.

 

Bạn hoàn toàn có quyền bán đi YT hoặc cũng có thể là nắm giữ chúng để nhận được phần lợi nhuận của tài sản staking trong suốt thời gian hiệu lực, điều này tương đương như việc tiến hành giao dịch phái sinh thời gian vì giá trị của YT hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian còn lại của tài sản trước thời điểm đáo hạn.

 

Nãy giờ nói nhiều về kiến thức khô khan rồi, mình sẽ lấy ví dụ thực tế về pool trong Pendle để làm bài toán cho các bạn nhé.

 

Ví dụ bạn đang cầm 10 ETH, bạn thấy có pool rsETH của ENA (Ethena) đang có mốc Fixxed APY là 35.85% với ngày đáo hạn là 26/09, mình xin phép tính số lợi nhuận như sau:

Số ETH đi stake: 10 ETH

APY cố định trên giao thức: 35.85%

Ngày đáo hạn: 26/09 (tức là còn tầm 10 ngày)

 

Giờ tính số lợi nhuận dựa trên số tiền cùng với APY trên Pendle sẽ bao gồm như sau:

Lợi nhuận = 10 ETH * 35,85% = 3,585 ETH sau 1 năm.

 

Tại vì ngày 26/09 sẽ là ngày đáo hạn của pool này nên tạm thời chúng ta chỉ được tính là stake 12 ngày thôi nhé. Như vậy chúng ta sẽ có mốc thời gian bao gồm:

Số ngày trong năm: 365 ngày.

Tỷ lệ stake trong 12 ngày: 12/365 = 0.03288 (~3,29%).

Lợi nhuận stake trong 12 ngày: Lợi nhuận = 10×35,85%×0,03288 = 0,1179ETH.Lợi nhuận = 10×35,85%×0,03288 = 0,1179 ETH.

 

Do thời gian stake của bạn chỉ khoản 12 ngày nên khoản lợi nhuận bạn sẽ nhận được là 0.118 ETH (số đã làm tròn nhé)

 

Với bài toán này, chúng ta sẽ có thể xác định thêm về PT và YT của số tiền bạn gửi trên Pendle như sau:

 

PT: Chính là số tiền gốc bạn gửi vào giao thức, chính là 10 ETH ban đầu

YT: Khoản lợi nhuận bạn nhận được khi gửi tiền vào giao thức, sẽ là 0.118ETH.

 

Mục YT này sẽ tùy theo chiến lược giao dịch của bạn để quyết đinh, có thể hold để nhận được nhiều hơn hoặc bán đi để lấy tiền đi đầu tư cái khác mà không lo ảnh hưởng quá nhiều đến phần lợi nhuận đi stake trên Pendle.

 

Tổng kết lại

Chúng ta đã thấy được tiềm năng vô hạn của Pendle khi đã khéo léo kết hợp sản phẩm từ tài chính truyền thống vào trong sản phẩm của mình một cách khéo léo nhưng không kém phần tinh gọn, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

 

Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm lấy ý tưởng từ TradFi và đưa vào không gian DeFi hơn nữa.

Chia sẻ trên:

Cùng chủ đề